Nhiều
công dụng trong điều trị bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, hắc lào, ghẻ
ngứa ngoài da, eczema mãn tính, cây kiến cò
còn được gọi với tên khác là cây bạch hạc. Bên cạnh đó, nhiều người
cũng sử dụng loài cây này như bài thuốc giúp cải thiện trí nhớ, bảo vệ
hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị ung thư,… Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin
và các bài thuốc cây kiến cò thì không nên bỏ lỡ bài viết sau đây.
KHÁI QUÁT THÔNG TIN VỀ CÂY KIẾN CÒ
1. Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi: kiến cò
- Tên gọi khác: Bạch hạ, thuốc lá nhỏ, nam uy linh tiên,…
- Tên khoa học là: Rhinacanthus nasutus
- Nằm trong họ: Ô rô (khoa học: Acanthaceae)
Thông tin cơ bản về cây kiến cò
2. Đặc điểm sinh thái của cây kiến cò
Giới thiệu chung
Kiến cò là loài cây mọc thành bụi, rễ
chùm, có chiều cao từ 1 – 2m, phần thân cây có đến 6 gốc tròn. Đối với
thân non, lá đều có lông rất mịn. Về lá của cây kiến cò là lá mọc đối
xứng, cuống rất dài từ 2 – 5mm, mặt trên nhẵn, dưới có lông mịn, phiến
lá hình thuôn dài, thân lá có 5 – 6 cặp gân.
Loài cây này có hoa nhỏ và chùm tụ tán
nhỏ, phần lá hoa dài khoảng 2mm và đài cao 5mm, vành trắng, lông trắng.
Môi dưới dài 1,5cm, trên cao 1cm, ống hoa dài đến 2cm. Kiến cò có hoa
mọc thành xim, nhiều hoa ở đầu cành, ngọn thân hoặc nách lá. Mỗi hoa có 2
tiêu nhị và noãn sào có 4 hạt. Hoa kiến cò có màu trắng, hình dạng
giống như hạc đang bay nên nó được gọi với cái tên là bạch hạc. Phần quả
nang dài và có lông.
Đặc điểm phân bố
Kiến cò là loài cây mọc hoảng tại nhiều
tỉnh thành ở miền Bắc nước ta. Bên cạnh đó, nó cũng phân bố khá nhiều ở
Malaysia, Đông Châu Phi và Ấn độ.
Các bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Về bộ phận dùng:
Gồm phần thân, rễ cây kiến cò. Trong đó,
rễ dược liệu là phần được dùng nhiều nhất, bạn có thể dùng tươi hay khô
để làm nhiều bài thuốc khác nhau. Với những rễ mới đào bẻ đôi sẽ có màu
đỏ, phần vỏ ngoài dễ bong ra.
- Thời điểm thu hái:
Cây kiến cò có thể thu hái được quanh năm.
Nhưng thời điểm tốt nhất là vào tháng 8, lúc này dược liệu đang trong
kỳ ra hoa hoặc vào mùa đông.
- Cách chế biến:
Sau khi thu hái, bạn rửa sạch, phơi khô
rồi giã nhỏ hoặc dùng tươi đều được. Ngoài ra, có thể ngâm rượu, giấm
trong 7 – 10 ngày hay nấu thành cao.
- Cách bảo quản:
Cất giữ dược liệu đã chế biến ở nơi thoáng mát, khô ráo.
3. Thành phần hóa học trong cây kiến cò
Bao gồm hoạt chất có tên là Anthranoid (rhinacanthin) –chất tương tự acid chrysophanic, acid frangulic.
Tác dụng và cách sử dụng cây kiến cò
1. Tác dụng dược lý
>> Tác dụng theo dược lý hiện đại
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện
với cây kiến cò và các nhà khoa học chỉ ra rằng: đây là loại cây có
tính chống oxy hóa nên sẽ mang đến khả năng điều trị những bệnh thần
kinh như Huntington, Parkinson, chứng mất trí, Alzheimer, đột quỵ,…
Ngoài ra, hoạt chất trong dược liệu còn bảo vệ tốt cho tế bào thần kinh
và giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư, giúp hạ
huyết áp.
Chưa kể đến, trong cây kiến cò chứa dưỡng
chất có thể kháng vi khuẩn, virus, kháng viêm, chống nấm,… Vì vậy, các
bộ phận dược liệu của nó thường được dùng để phòng chống và điều trị các
bệnh ngoài da như ghẻ ngứa, hắc lào, chàm,…
Bên cạnh đó, cây còn có những tác dụng phụ
như sau: Trị rắn cắn, hỗ trợ điều trị tiểu đường, lao phổi, viêm gan,
bệnh cao huyết áp, khắc phục độ nhạy insulin, làm giảm tích tụ chất béo
trong gan và nồng độ lipid trong mô gan, huyết thanh, ngăn ngừa, giảm
béo phì. Ngoài ra, nó cũng được dùng để diệt trừ muỗi và một số côn
trùng khác.
>> Tác dụng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có tính
bình, vị ngọt dịu, mang đến công dụng bài trừ phong thấp và đau nhức
xương khớp gây ra bởi đau thần kinh tọa, phong hàn thấp. Hơn nữa, nó còn
có khả năng chống viêm, chống ngứa và sát khuẩn.
- Tính vị: Tính bình và vị ngọt dịu.
- Qui kinh: Can, Tỳ, Vị.
Cây kiến cò được dùng để điều trị nhiều bệnh lý
2. Cách dùng cây kiến cò và liều lượng
Nếu sử dụng dược liệu kiến cò, bạn chỉ nên
dùng từ 10 – 20 gram mỗi ngày ở dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hay
phối hợp cùng những vị thuốc khác đều được.
Về cách dùng: Rễ kiến cò mang đi rửa sạch và ngâm trong rượu hoặc giấm để giúp điều trị các bệnh ngoài da.
CÁC BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ TỪ CÂY KIẾN CÒ
1. Bài thuốc kiến cò trị bệnh ngoài da
Dùng để trị các bệnh như hắc lào, lang ben, eczema. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 200 gram lá, thân kiến cò hay 100
gram rễ kiến cò thái nhỏ và giã nát. Ngân dược liệu cùng 100ml cồn
etytic 70 độ. Sau 7 – 14 ngày, lọc dung dịch qua vải xô.
- Người bệnh dùng dung dịch lọc được để bôi vào vùng da cần điều trị mỗi ngày 2 – 3 lần, thường dùng 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm rễ kiến
cò với rượu hay giấm để trong 7 ngày và lấy rượu thuốc này để thoa lên
vùng da bị bệnh.
2. Bài thuốc kiến cò điều trị bệnh xương khớp
Có công dụng trị chứng đau nhức xương khớp gây ra bởi phong hàn thấp. Bạn thực hiện theo cách sau:
- Lấy 12 gram rễ cây kiến cò hay 16 gram
thân và lá cây, kết hợp cùng 16 gram thổ phục linh, 16 gram ké đầu ngựa,
16 gram hy thiêm, 16 gram kim ngân hoa, 12 gram tỳ giải (củ của cây kim
cang), 8 gram bạch chỉ, 8 gram quế chi, 12 gram ý dĩ và 12 gram cam
thảo nam.
- Mang tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch,
cho vào nồi cùng 2 lít nước. Bắt đầu sắc và uống ngày 1 thang. Bệnh
nhân nên kiên trì dùng từ 10 – 20 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
3. Bài thuốc cây kiến cò trị đau thần kinh tọa
Áp dụng cho những trường hợp bị đau thần
kinh tọa do nguyên nhân lạnh và giảm đau nhức xương khớp, đồng thời hành
khí hoạt huyết. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Lấy 12 gram thân và lá cây kiến cò hay 8
gram rễ cây kết hợp với 16 gram cẩu tích, 12 gram ráy sơn thục, 12 gram
rễ lá lốt, 12 gram rễ cỏ xước, 8 gram quế chi, 8 gram vỏ quýt, 8 gram
ngải cứu.
- Nguyên liệu trên tất cả mang đi rửa
sạch, sắc cùng với 2 lít nước để dùng uống ngày 1 thang. Bài thuốc này
nên dùng từ 10 – 20 ngày mới thất hiệu quả.
4. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh thần kinh
Công hiệu đối với các chứng bệnh: Parkinson, Alzeheimer và cải thiện trí nhớ. Công thức thực hiện:
- Lấy 15 gram rễ của cây kiến cò rửa sạch, phơi dưới nắng gắt.
- Sắc dược liệu cùng với 3 chén nước đến khi còn lại 1 chén để uống mỗi ngày.
5. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh ung thư
- Lấy toàn bộ phần thân, rễ, lá rửa sạch, nấu thành cao để dùng.
- Hoặc có thể dùng 20 gram dược liệu đã phơi khô để sắc nước thuốc uống mỗi ngày.
6. Bài thuốc cây kiến cò trị tiểu đường, cao huyết áp
Bên cạnh đó, nó cũng mang lại tác dụng giảm béo với công thức như sau:
- Bệnh nhân lấy 20 gram lá kiến cò đã rửa sạch, phơi khô cho vào nồi đun cùng 3 chén nước đến khi còn 1 chén.
- Dùng để uống hàng ngày.
7. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh lao phổi
- Lấy 20 gram thân, lá kiến cò đi rửa sạch, sắc cùng 3 chén nước lọc để trong 20 phút hoặc nấu cho đến khi còn lại 1 chén nước.
- Sau đó thêm đường vào để uống mỗi ngày đến khi hết bệnh.
Các bài thuốc với cây kiến cò bạn nên biết
CHÚ Ý KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG CÂY KIẾN CÒ
- Đối tượng là trẻ em, người cao tuổi cần phải thận trọng.
- Bệnh nhân cao huyết áp không được xem
dược liệu là phương pháp điều trị lâu dài. Tốt hơn bạn nên dùng nó như
bài thuốc làm giảm các triệu chứng huyết áp một cách tạm thời.
- Trong lần sử dụng đầu tiên, người bệnh
hãy thử với liều lượng bằng ½ quy định. Đây là cách giúp bạn kiểm soát
những phản ứng bất lợi có thể xảy ra. Hơn hết, nó giúp cơ thể làm quen
dần với việc dùng thuốc.
- Kiến cò là loại dược liệu có khả năng
trị được nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nhau. Thế nhưng bệnh nhân cần
tuyệt đối không được lạm dụng để tránh ngộ độc.
- Bệnh nhân là phụ nữ trong thai kỳ hoặc mẹ cho con bú phải cẩn trọng nếu dùng dược liệu này.
CHUYÊN GIA Y TẾ KHUYẾN CÁO
Như vậy, mặc dù có nhiều công dụng tốt
cũng như khả năng điều trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, cây kiến cò vẫn
có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi và không thể điều trị dứt điểm một
số bệnh cụ thể.
Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu
khuyên bệnh nhân đang gặp các bệnh lý kể trên, tốt hơn hết nên đến cơ
sở y tế thăm khám và nhận được phương pháp điều trị đúng đắn cũng như
hướng dẫn, định lượng sử dụng cây kiến cò an toàn cho sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét