Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Thuốc Bisoprolol: Chỉ định và chống chỉ định

Với bệnh nhân bị cao huyết áp, đau tim… thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Bisoprolol. Nhưng hiểu rõ công dụng cùng với cách dùng thuốc Bisoprolol như thế nào thì không phải bất cứ ai cũng biết. Vậy nên trong phần bài viết ngay sau đây chúng tôi xin được giải đáp kỹ càng để bạn tìm ra được câu trả lời chính xác cho bản thân mình.

GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN THUỐC BISOPROLOL

Bisoprolol chính là thuốc thuộc về nhóm chẹn beta và tên hoạt chất của nó là Bisoprolol fumarat. Thuốc thuộc về nhóm tim mạch với những thông tin quan trọng về nó như sau:

1. Chỉ định khi dùng

Thuốc được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân bị bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc là những vấn đề liên quan đến thận. Bisoprolol có thể dùng riêng hoặc là kết hợp với một số loại thuốc khác.
Ngoài ra còn có một số tác dụng khác vẫn chưa được đề cập cụ thể. Do vậy bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ khi có ý định dùng với mục đích nào đó.

2. Trường hợp chống chỉ định

Bạn không nên dùng thuốc Bisoprolol với các trường hợp như là:
→ Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
→ Bệnh nhân bị hen suyễn, phổi hoặc là rối loạn nút xoang.
→ Đối tượng bệnh nhân bị tiểu đường, suy tim hoặc bị dị ứng nào đó.

3. Cách sử dụng thuốc

Được bào chế dạng viên nén vì vậy bạn hãy uống thuốc Bisoprolol trực tiếp cùng một ly nước đầy. Thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng nếu như bạn dùng các liều thuốc theo thời điểm cố định nào đó.
Ngoài ra mất vài tuần thì Bisoprolol mới phát huy tác dụng. Vậy nên bạn cần phải kiên trì dùng thuốc một cách đều đặn. Ngoài ra nếu bản thân có bất cứ thắc mắc nào thì cũng cần phải trao đổi cùng bác sĩ trực tiếp. Không được dùng thuốc nếu như bạn vẫn không rõ cách sử dụng.
Bisoprolol thuộc nhóm thuốc chẹn beta
Bisoprolol thuộc nhóm thuốc chẹn beta

4. Về liều lượng dùng

Thuốc chỉ đáp ứng trong một số trường hợp phổ biến được chúng tôi cung cấp. Do vậy bệnh nhân cần trao đổi cùng bác sĩ trực tiếp để được đưa ra liều dùng cho cụ thể.
Với bệnh nhân khi mắc tình trạng huyết áp cao thì nên:
Uống thuốc với hàm lượng 5mg/ lần và 1 ngày uống 1 lần. Sau đó thì bạn cần duy trì với hàm lượng từ 5 đến 20mg mỗi lần mỗi ngày. Nhưng không được dùng quá 20mg thuốc 1 ngày.
Đối tượng là bệnh nhân bị tình trạng suy tim sung huyết:
Dùng 1.25mg/ lần và 1 ngày uống 1 lần. Sau đó thì bạn sẽ dùng 5mg/ lần uống mỗi ngày 1 lần.
Đối tượng bệnh nhân bị rối loạn ở nhịp tim:
Dùng 5mg/ lần và uống 1 lần 1 ngày. Sau đó thì bạn tăng dần đều lên 10mg/ ngày và uống tối đa 20mg/ ngày.
Với bệnh nhân bị đau thắt lồng ngực cần phòng ngừa:
Dùng 5mg/ lần và uống 1 lần 1 ngày. Sau đó thì bạn tăng dần đều lên 10mg/ ngày và uống tối đa với liều 20mg/ ngày.
Nhưng bệnh nhân nếu mắc phải bất cứ vấn đề nào về gan hoặc thận thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều lượng cùng tần suất. Bởi liều dùng thông thường sẽ không thể nào mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Thuốc chỉ được dùng với bệnh nhân trên 18 tuổi. Với bệnh nhân là đối tượng trẻ bị tim hoặc gặp phải một số vấn đề nào đó về huyết áp thì không nên tự ý dùng thuốc. Thay vào đó cần phải đưa đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp sử dụng hiệu quả.

5. Cách bảo quản thuốc

Bạn cần bảo quản thuốc tại nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng như nơi có nhiệt độ cao. Không được dùng thuốc nếu như thuốc có dấu hiệu hư hỏng, hết hạn.
Bisoprolol được bào chế ở dạng viên
Bisoprolol được bào chế ở dạng viên

LƯU Ý CẦN NẮM KHI DÙNG THUỐC BISOPROLOL

1. Thận trong gì khi dùng thuốc?

→ Nếu như bạn có ý định mang thai, đang cho con bú hoặc đang mang thai cần thông báo với bác sĩ khi dùng thuốc Bisoprolol.
→ Thuốc sẽ gây ra phản ứng chậm, buồn ngủ… Do đó bạn không nên lái xe hoặc là vận hành máy móc khi dùng thuốc.
→ Rượu bia có thể sẽ làm cho Bisoprolol tăng mức độ ảnh hưởng lên cơ thể bạn. Bạn có thể sẽ bị buồn ngủ nhiều hơn hoặc là nhịp tim tăng nhanh một cách bất thường. Do vậy cần hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn khi dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Đối với tác dụng phụ hay gặp: Bị tiêu chảy, bị mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhịp chậm, bị khô miệng, tay chân lạnh, bị táo bón, bị đau cơ bắp, bị ù tai, bị nghẹt mũi.
Đối với tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra: Nhịp tim trở nên rất chậm, bị ngất xỉu, chân tay bị xanh, bị chóng mặt một cách nghiêm trọng, bị khó thở, trầm cảm, cân nặng tăng bất thường, mệt mỏi, ảo giác, lú lẫn.
Trường hợp bị phản ứng dị ứng: Gây phát ban, ngứa da, chóng mặt, sưng cổ họng, khó thở…
Ngay khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu, biểu hiện nào liên quan đến dị ứng bạn cần phải liên hệ ngay với bác sĩ. Để được bác sĩ đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Không nên lái xe, vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc
Không nên lái xe, vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc

3. Tình trạng tương tác thuốc

Thống kê chỉ ra có đến hơn 950 loại thuốc sẽ gây tương tác cùng với thuốc Bisoprolol. Do vậy bạn cần lưu ý. Điển hình là một số loại thuốc như: Acetylsalicylic acid, Digoxin, Hydrochlorothiazide, Aminodarone, Lipitor, Paracetamol, Ibuprofen, Vitamin C, Viagra và Vitamin B12.
Nhưng danh sách này vẫn chưa kể tất cả những loại thuốc tương tác cùng Bisoprolol. Vì vạy bạn cần trình bày cùng bác sĩ các loại thuốc mà mình đang dùng để được đưa ra loại thuốc sử dụng phù hợp.

4. Nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều

→ Dùng thiếu liều: Sử dụng thiếu một liều Bisoprolol nó có thể làm cho thuốc bị mất tác dụng hoàn toàn. Do đó bạn cần dùng thuốc đều đặn theo chỉ định từ bác sĩ. Trường hợp bạn quên uống thì cần uống ngay sau khi vừa nhớ ra. Còn nếu như sắp đến liều dùng tiếp theo thì bạn hãy bỏ ra và uống như bình thường.
→ Dùng quá liều: Cần liên hệ đến bác sĩ ngay để có phương pháp khắc phục kịp thời. Đó là vì dùng quá liều thuốc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Khi nhận biết mình dùng quá liều, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được khắc phục
Khi nhận biết mình dùng quá liều, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được khắc phục

5. Khi nào nên ngưng uống thuốc?

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu một số trường hợp như sau bạn cần chủ động ngưng uống thuốc Bisoprolol để đảm bảo an toàn:
→ Khi cơ thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
→ Khi sử dụng trong 7 ngày liên tục nhưng huyết áp không giảm mà lại có xu hướng tăng cao.


CHIA SẺ THÊM:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng bệnh nhân không nên dùng thuốc Bisoprolol khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường cần vui lòng liên hệ để được bác sĩ hỗ trợ ngay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét